Điểm khác biệt của bếp từ và bếp hồng ngoại là bếp từ hoạt động trên nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ, bếp hồng ngoại thực tế là một dạng bếp điện sử dụng đèn halogen. Bề mặt của hai loại bếp này có đặc điểm chung là được kết cấu bằng chất liệu thủy tinh hoặc sứ chịu nhiệt, chịu lực; bếp không tỏa khói, tính an toàn cao; điều khiển qua màn hình LCD, có thể hẹn giờ tự tắt.
Một số nhãn hiệu uy tín có thể kể đến như Komasu, Blacker của Việt Nam, Midea (Trung Quốc), Philip (Hà Lan), Bosh (Đức), Sanyo (Nhật), Electrolux, Bluestone (Mỹ)… Giá của loại bếp đơn (chỉ nấu được một nồi trong một thời điểm) dao động trong khoảng từ 500.000đ – 1.500.000đ/cái, tùy nhãn hiệu. Loại bếp đôi, bếp ba – tư (cùng lúc nấu được nhiều nồi khác nhau) có giá trên dưới 10 triệu đồng đến khoảng 30 triệu đồng/bộ.
Sử dụng và bảo quản
- Nên chọn loại bếp có dây cắm nguồn chắc chắn. Vì cả hai loại bếp đều có công suất cao nên cần sử dụng ổ cắm điện riêng, an toàn để tránh trường hợp phóng tia lửa điện trong quá trình nấu.
- Nên sử dụng nồi, chảo có đáy bằng, bao trùm lên vùng nấu của bếp để tận dụng hết năng lượng. Không dùng những nồi quá to, quá nặng và tác động lực quá mạnh để tránh nứt bề mặt bếp.
- Dùng giẻ mềm vệ sinh thân và mặt bếp; đặt bếp xa nơi ẩm ướt và môi trường có hóa chất.
- Với loại bếp hồng ngoại, không được sờ tay vào mặt bếp ngay cả sau khi đun (nhất là ở vòng tròn phát huy tác dụng của tia hồng ngoại). Không nhìn lâu vào mặt bếp (đã khởi động) khi chưa đặt dụng cụ nấu vì dễ gây chói mắt, đặc biệt ở nhiệt độ cao.
- Không nên đặt các thiết bị điện tử như máy ghi âm, máy chụp hình, TV… hay đồ gia dụng dễ gây nhiễm từ gần khu vực đặt bếp từ. Với loại bếp này, chỉ khởi động bếp khi có nguyên liệu trong nồi, nếu không nồi sẽ bị cháy.
Nguồn: Beemart
0 nhận xét:
Đăng nhận xét